Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xăng dầu đã nhận thức và tuân thủ yêu cầu nghiêm ngặt của pháp luật về bảo vệ môi trường, theo đó nhu cầu súc rửa bồn bể, xử lý chất thải nhiễm dầu cũng ngày càng gia tăng, điều này đòi hỏi việc thực hiện dịch vụ súc rửa bồn bể và xử lý chất thải nhiễm dầu của Công ty Xăng dầu Khu vực II (Petrolimex Sài Gòn) phải ngày càng mở rộng và chuyên nghiệp hơn.
Xưởng xử lý chất thải nhiễm dầu của Xí nghiệp Dịch vụ đóng tại Tổng kho Xăng dầu Nhà Bè
Đánh giá tầm quan trọng của chuổi dịch vụ súc rửa - thu gom - vận chuyển và xử lý chất thải (XLCT) nhiễm dầu trong giai đoạn hiện nay, vào ngày 05.03.2014, lãnh đạo Công ty Xăng dầu Khu vực II đã chủ trì tổng kết hiệu quả loại hình dịch vụ này trong các năm vừa qua (giai đoạn 2011 - 2013).
Chủ tịch kiêm Giám đốc Petrolimex Sài Gòn Trần Văn Thắng đã xác định đây là hướng đi chiến lược dài hạn của Xí nghiệp Dịch vụ Xây lắp & Thương mại Petrolimex Sài Gòn, đồng thời chỉ đạo Xí nghiệp chủ động phối hợp với các phòng ban nghiệp vụ Công ty khẩn trương xây dựng “Đề án đầu tư nâng cấp Xưởng xử lý chất thải nhiễm dầu”, trình lãnh đạo Công ty phê duyệt, thực hiện trong năm 2014 và những năm tiếp theo.
Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty Trần Văn Thắng (ngồi giữa) phát biểu chỉ đạo đầu tư nâng cấp Xưởng XLCT
Trước đó, Petrolimex Sài Gòn đã thành lập Ban nghiên cứu dự án và đã đi tham quan, trao đổi học tập kinh nghiệm một số đơn vị hoạt động chuyên trong lĩnh vực xử lý chất thải nguy hại ở các tỉnh Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, …
Trung tâm tư vấn và công nghệ môi trường giới thiệu mô hình dự án xử lý chất thải
Đoàn tham quan hệ thống chưng cất dầu …
… và hệ thống lò đốt của công ty Hà Lộc
Đoàn tham quan khu vực tái chế …
hệ thống lò đốt của công ty Việt Khải
Mới đây vào ngày 14/11/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định 179/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Theo đó, các hành vi vi phạm về quản lý chất thải, gây ô nhiễm môi trường, … sẽ bị xử phát rất nặng. Phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường cao nhất có thể lên đến 1,0 tỷ đồng đối với cá nhân, 2,0 tỷ đồng đối với tổ chức.
Nhấp vào đây để download file Nghị định 179: nd-179-cp-14-11-2013.pdf